KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

  1. GIỚI THIỆU CHUNG

Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng được thành lập từ ngày 31/12/2015. Khoa được bố trí tại tầng 4, khu nhà B, bệnh viện Bà Rịa. Bao gồm 22 nhân sự:

  • 03 Bác sĩ (01 BS CKI PHCN, 02 BS YHCT định hướng PHCN)
  • 02 Cử nhân kỹ thuật y học chuyên ngành Vật lý trị liệu
  • 03 Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu
  • 02 Điều dưỡng đại học có chứng chỉ Vật lý trị liệu
  • 11 Điều dưỡng cao đẳng có chứng chỉ Vật lý trị liệu
  • 01 Y sĩ

Hoạt động Phục hồi chức năng là hoạt động giúp làm giảm thiểu tối đa các suy giảm chức năng vận động, cảm giác, nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp, học tập, phát triển và hội nhập xã hội của bất kỳ người dân nào có vấn đề về sức khỏe, có nhu cầu Phục hồi chức năng.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

  1. CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ

1.Cơ sở vật chất

Bao gồm 15 phòng chức năng với không gian thoáng mát, sạch sẽ:

  • 02 phòng khám Phục hồi chức năng và lượng giá chức năng
  • 02 phòng vận động trị liệu
  • 01 phòng vận động nhi
  • 01 phòng vật lý trị liệu hô hấp
  • 02 phòng ngôn ngữ trị liệu
  • 01 phòng hoạt động trị liệu
  • 05 phòng trị liệu bằng các mô thức vật lý
  • 01 phòng công tác PHCN dựa vào cộng đồng

2.Trang thiết bị

  • 07 máy kéo giãn cột sống
  • 04 máy sóng ngắn
  • 04 máy điện xung
  • 04 máy siêu âm
  • 02 máy xung kích
  • 02 máy tập thụ động CPM
  • 02 máy laser
  • 03 máy từ trường
  • 04 đèn hồng ngoại
  • 02 thiết bị đun parafin (sáp)
  • 01 bồn thủy trị liệu

Cùng nhiều dụng cụ tập luyện cho người bệnh: khung, nạng tập đi, ghế tập cơ đùi, ròng rọc, thang tường, vòng xoay khớp vai, bậc thang, bục lên xuống …

  1. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

1.     Công tác chuyên môn

-       Khám, lượng giá và điều trị toàn diện về lĩnh vực PHCN, thực hiện tại khoa VLTL-PHCN và tại các khoa lâm sàng khác trong bệnh viện theo mô hình nội trú và ngoại trú.

-       Tư vấn cho người bệnh về PHCN, giáo dục và hướng nghiệp.

-       Hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp cho người bệnh

-       Tuyên truyền giáo dục sức khỏe phòng ngừa khuyết tật và bệnh tật.

2.     Công tác chỉ đạo tuyến

-        Thực hiện công tác huấn luyện, giám sát PHCN dựa vào cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn ngừa, giảm thiểu khuyết tật.

-        Làm đầu mối của các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng.

-        Đào tạo và chuyển giao kỹ thuật điều trị PHCN cho các nhân viên y tế tuyến dưới đến học tại khoa.

3.     Công tác đào tạo

-        Tham gia đào tạo người thực hành lấy chứng chỉ hành nghề các chức danh Bác sĩ, Kỹ thuật viên y chuyên ngành Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng.

-        Tham gia giảng dạy và hướng dẫn lâm sàng cho học sinh trường Trung cấp y tế Bà Rịa- Vũng Tàu.

4.     Công tác đoàn thể

-        Tích cực tham gia các phong trào thi đua do bệnh viện, công đoàn, đoàn thanh niên tổ chức.

IV.   CÁC DỊCH VỤ KỸ THUẬT CHÍNH

1.     Khám, chẩn đoán và lượng giá chức năng

2.     Đối tượng can thiệp Phục hồi chức năng

2.1. Nhóm bệnh nhân cơ xương khớp:

Nhóm chiếm tỷ lệ cao và gặp quanh năm, bao gồm: đau vai gáy, đau lưng thắt lưng, đau khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau cơ, viêm bao gân, viêm gân cơ, viêm quanh khớp vai thể thông thường và thể đông cứng...

             2.2. Nhóm bệnh nhân chấn thương chỉnh hình:

-         Bệnh nhân chấn thương phần mềm, bong gân, trật khớp sau khi được xử trí tại khoa CTCH.

-         Bệnh nhân sau phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối, thay khớp, kết hợp xương, bệnh nhân sau cắt cụt chi, bỏng...

-         Bệnh nhân hội chứng ống cổ tay, cổ chân

             2.3. Nhóm bệnh nhân chậm phát triển tâm thần vận động hoặc sau đột quỵ, tổn thương thần kinh ngoại biên:

-         Bệnh nhân chậm phát triển hoặc bệnh nhân sau đột quỵ được áp dụng bài tập vận động sớm kết hợp tập dụng cụ giúp bệnh nhân cải thiện vận động hiệu quả.

-         Với những tổn thương thần kinh ngoại biên như: Viêm đa rễ dây thần kinh, liệt VII ngoại biên, tổn thương đám rối thần kinh cánh tay...v...v... Tùy từng trường hợp, bệnh nhân được điều trị với các phương pháp VLTL và các bài tập phù hợp kết hợp dụng cụ tập hỗ trợ cũng sớm được phục hồi với kết quả tốt nhất có thể.

             2.4. Nhóm bệnh nhân hô hấp:

-         Bệnh nhân mắc các bệnh phổi như viêm phổi, bệnh phổi tắc ngẽn mạn tính, tràn dịch màng phổi, xẹp phổi, áp xe phổi...Ngoài việc được theo dõi điều trị tại chuyên khoa Hô hấp, bệnh nhân sẽ được điều trị VLTL, các kỹ thuật tập thở tích cực, tập ho có trợ giúp cải thiện chức năng hô hấp và tình trạng phổi rất tốt.

-         Với bệnh lý hô hấp ở trẻ có hiện tượng ứ đọng đàm nhớt được KTV thực hiện kỹ thuật hỗ trợ hô hấp, lấy đàm hiệu quả.

            2.5. Nhóm bệnh giảm hoặc mất khả năng giao tiếp

Trẻ chậm nói, nói ngọng, bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp. Ngoài ra đối với bệnh nhân bị thất ngôn, rối loạn nuốt sẽ được can thiệp ngôn ngữ trị liệu giúp người bệnh lấy lại tối đa khả năng giao tiếp, chức năng ăn uống.

            2.6. Nhóm bệnh nhân sau phẫu thuật (Chương trình ERAS)

Bệnh nhân sau phẫu thuật ngực, bụng có sự suy yếu cần được can thiệp Phục hồi chức năng để giúp phục hồi sớm, giảm chi phí điều trị và thời gian nằm viện.

3.     Can thiệp phục hồi chức năng bằng các kỹ thuật:

-         Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và các mô thức vật lý:

-         Điều trị bằng điện xung, sóng xung kích, laser, sóng ngắn, siêu âm, máy kéo giãn cột sống, từ trường, hồng ngoại, parafin (sáp), thủy trị liệu.

-         Tập vận động – xoa bóp trị liệu

-         Vật lý trị liệu hô hấp

-         Ngôn ngữ trị liệu: Tập giao tiếp, tập sửa lỗi phát âm, tập nuốt, tập cho người thất ngôn.

TẬP THỂ KHOA